TÔM LỘT VỎ RỚT CỤC THỊT – Nguyên nhân và cách khắc phục

Tôm lột vỏ rớt cục thịt, nguyên nhân và cách xử lí ra sao ?????

Lột vỏ (lột xác) là hoạt động sinh lí bình thường của giáp xác, để tăng trưởng lên một kích thước mới trọng lượng mới bắt buộc tôm phải lột xác, phải vứt bỏ vỏ cũ, hình thành vỏ mới.

Vỏ của decapoda (bộ 10 chân) gồm 5 lớp: lớp mô sừng ngoài, lớp sắc tố hóa, lớp calci hóa, lớp màng và lớp tế bào biểu mô dưới vỏ.

Tôm muốn lột xác được thì bắt buộc phải ăn đủ sức, hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng, huy động calcium máu từ nguồn gan tụy. Tôm thường lột xác vào buổi tối khoảng 22h-2h, đối với tôm thẻ thì ngày nào cũng lột vì ăn đủ sức là tôm lột, nhưng lột tập trung vào những ngày giữa tháng (13,14,15) và những ngày cuối tháng (29,30,1) khi vào những ngày này tôm đang lột xác có thể giảm ăn vì trước đó chúng đã ăn bù cho những ngày lột xác, sau khi lột xác chúng mới bắt đầu ăn lại, trong giai đoạn này chúng ta phải bổ sung khoáng đầy đủ để tôm hấp thụ làm cứng vỏ nhanh.

Nguyên nhân lột rớt:
– Nuôi mật độ dày, khi tôm lột con này đâm con kia dẫn đến chết.
– Do sụp tảo, tảo tàn trong quá trình nuôi.
– Do thiếu oxy, trong quá trình lột tôm rất cần oxy để hô hấp, nếu lột rộ mà không đảm bảo oxy đầy đủ thì rất nguy hiểm.
– Do khí độc NO2, khi vừa mới lột vỏ xong tôm rất yếu, NO2 ngay lập tức bám vào mang tôm khiến tôm không hô hấp được dẫn đến chết khi chưa làm vỏ kịp.
– Độ mặn thấp, ít khoáng chất trong nước, độc tính của NO2 lúc này cao hơn.
– Thiếu khoáng trong quá trình nuôi.

Cách xử lí: chủ yếu phòng ngừa từ đầu là chính
– Nuôi mật độ vừa phải tránh va chạm với nhau khi lột
– Quản lí tốt tảo, oxy, khoáng chất trong môi trường tốt
– Dùng MEN VI SINH để hạn chế NO2 lên cao, duy trì ở mức an toàn (có thể tối đa là 2 chấm)

CHÚC BÀ CON NẮM VỮNG THÔNG TIN ĐỂ CÓ VỤ MÙA BỘI THU.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *